Thông tin bác sĩ bệnh viện FV - Kinh nghiệm, lĩnh vực y khoa
Trong năm 2024, các sản phẩm bao gồm giải pháp dành cho phân khúc người dùng cá nhân, công ty nhỏ và các doanh nghiệp của Kaspersky đều đạt điểm số vượt trội trong các bài kiểm tra nghiêm ngặt của SE Labs. Tất cả sản phẩm đều đạt Điểm Đánh giá Độ Chính xác Tổng thể (Total Accuracy Rating - TAR) tuyệt đối 100% trong cả bốn quý.Trong năm 2024, các sản phẩm của Kaspersky một lần nữa đạt điểm số cao nhất trong các bài đánh giá độc lập, được thực hiện nghiêm ngặt bởi các tổ chức kiểm tra an ninh mạng uy tín. Trong đó, các sản phẩm Kaspersky Plus (đổi tên thành Kaspersky Premium từ quý 4/2024), Kaspersky Endpoint Security for Business (KESB) và Kaspersky Small Office Security (KSOS) đều đạt Điểm TAR tuyệt đối trong cả bốn quý của năm. Các sản phẩm này nhận được số điểm tối đa là 1.140 điểm trong quý 1, quý 3 và 1.144 điểm trong quý 4, tương đương 100%.Trong phân khúc dành cho Người dùng cá nhân, Kaspersky Plus thể hiện độ chính xác và hiệu quả vượt trội, khi chỉ có một sản phẩm cạnh tranh khác đạt được kết quả tương đương. Ở phân khúc dành cho Doanh nghiệp và Công ty nhỏ, Kaspersky Endpoint Security for Business và Kaspersky Small Office Security là hai sản phẩm dẫn đầu; không một đối thủ nào đạt được điểm TAR tương đương trong toàn bộ chu kỳ kiểm tra xuyên suốt cả năm.Trong năm 2024, ứng dụng Kaspersky Endpoint Security dành cho Windows - cái tên nổi bật quen thuộc trong các bài kiểm tra của SE Labs, đã trở thành sản phẩm then chốt của dòng Kaspersky Next. Cột mốc này đánh dấu sự mở rộng thành công của Kaspersky sang giải pháp bảo mật thế hệ mới, đảm bảo rằng các tiêu chuẩn cao và hiệu suất vượt trội mà KES for Windows thể hiện sẽ củng cố thêm khả năng tiên tiến của Kaspersky Next. Thông qua việc tích hợp KES vào Kaspersky Next, Kaspersky khẳng định Kaspersky Next là giải pháp bảo mật toàn diện với độ chính xác và tin cậy vượt trội, nhằm đương đầu với những thách thức an ninh mạng ngày càng phức tạp và đa dạng.Ông Adrian Hia, Giám đốc Điều hành Kaspersky Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương chia sẻ: "Việc đạt thành tích xuất sắc, dẫn đầu trong cả bốn quý của năm 2024 là cột mốc quan trọng, khẳng định cam kết của Kaspersky trong việc mang đến những giải pháp an ninh mạng tốt nhất, đổi mới nhất cho khách hàng. Trong bối cảnh các mối đe dọa trên không gian mạng ngày một gia tăng, sự ghi nhận này là lời khẳng định cho sự uy tín, độ chính xác của giải pháp công nghệ đến từ Kaspersky trong việc bảo vệ người dùng cũng như doanh nghiệp trên toàn thế giới. Chúng tôi trân trọng sự tin tưởng mà quý khách hàng và đối tác gửi trao và sẽ không ngừng nỗ lực để phát triển các giải pháp bảo mật tiên tiến, bảo vệ những giá trị quan trọng của khách hàng".Ông Simon Edwards, Nhà sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành SE Labs nhận xét: "Những đánh giá tích cực mà Kaspersky nhận được là minh chứng rõ ràng cho nỗ lực không ngừng của công ty trong việc duy trì các tiêu chuẩn an ninh mạng hàng đầu. Việc Kaspersky tham gia đánh giá liên tục càng khẳng định cam kết của doanh nghiệp này trong việc mang đến giải pháp bảo vệ đáng tin cậy cho nhiều môi trường khác nhau. SE Labs đánh giá Kaspersky là đơn vị tiên phong đổi mới trong lĩnh vực an ninh mạng. Với sự chính xác, độ tin cậy và cam kết cải tiến không ngừng, các giải pháp của Kaspersky bảo vệ người dùng một cách tối ưu trước các mối đe dọa ngày càng tinh vi".Lãnh đạo DOJI chiến thắng giải thưởng Doanh nhân trẻ xuất sắc châu Á-Thái Bình Dương 2021
Ngày 27.12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, vừa ký ban hành Nghị quyết 1338 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bổ sung hơn 5.834 tỉ đồng từ ngân sách T.Ư năm 2024 cho các địa phương để thực hiện chính sách an sinh xã hội các năm 2023 - 2024 và chi trả chế độ cho giáo viên vừa được bổ sung biên chế trong các năm học 2022 - 2023 và 2023 - 2024.Cùng đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng quyết định bổ sung 600 tỉ đồng từ ngân sách T.Ư cho các địa phương để thực hiện đề án tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn vốn từ các nông, lâm trường quốc doanh cho 19 địa phương theo tờ trình của Chính phủ.Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, Chính phủ chịu trách nhiệm về căn cứ pháp lý, các nội dung đề xuất, tính chính xác của số liệu, tính đầy đủ, tuân thủ tiêu chuẩn, định mức và chế độ chi. Đồng thời, đảm bảo triển khai hiệu quả, đúng mục đích, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực và báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện tại kỳ họp 9 Quốc hội khóa XV (tháng 5.2025).Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương rút kinh nghiệm trong việc xây dựng dự toán, hạn chế thấp nhất các khoản kinh phí không phân bổ được dự toán ngay từ đầu năm.Cùng đó, trong quá trình điều hành, Chính phủ cần chỉ đạo quyết liệt để sớm giao dự toán các khoản chưa phân bổ, tránh chậm trễ, lãng phí, kém hiệu quả nguồn lực ngân sách nhà nước và xảy ra tình trạng giao dự toán cuối năm không kịp sử dụng, phải thực hiện việc chuyển nguồn sang năm sau. Đặc biệt là nguồn kinh phí phí liên quan đến an sinh xã hội và chế độ chính sách cho con người.Ngoài Nghị quyết số 1338, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng ban hành Nghị quyết 1337 phân bổ gần 190 tỉ đồng dự toán kinh phí hoạt động năm 2025 cho các đoàn đại biểu Quốc hội.Hiện cả nước có 63 đoàn đại biểu Quốc hội tương ứng với 63 tỉnh, thành phố.Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng giao Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội thực hiện ra quyết định giao dự toán kinh phí năm 2025 của các đoàn đại biểu Quốc hội cho văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư.
Tác giả sách giáo khoa mới: Học sinh muốn 'thăm nhà' Vũ Thị Huyền Trang
Liên quan đến vụ việc quán ăn bị tố "chặt chém" nhóm khách nước ngoài ở Nha Trang, sáng 7.1, lãnh đạo UBND P.Tân Tiến (Nha Trang) cho biết, tối qua (6.2), đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố đã làm việc với ông Hồ Văn Tâm (chủ quán ăn A.B ở đường Nguyễn Thiệt Thuật) để kiểm tra xác minh thông tin và sau nhiều giờ đồng hồ làm việc, đoàn đã yêu cầu tạm ngừng kinh doanh dịch vụ ăn uống của quán kể từ thời điểm kết thúc việc kiểm tra, lúc hơn 22 giờ 30 phút.Đoàn kiểm tra đồng thời cho biết sẽ có báo cáo xin ý kiến lãnh đạo UBND thành phố về hướng xử lý. Hiện trong quá trình xác minh nên cơ quan chức năng chưa đưa ra kết luận chính thức về vụ việc.Như Thanh Niên đã thông tin, làm việc với đoàn kiểm tra, ông Tâm xác nhận sự việc lan truyền trên mạng xã hội là tại quán ăn A.B, xảy ra tối 3.2. Tờ hóa đơn thanh toán hơn 20,4 triệu đồng (tổng tiền ăn hơn 15,7 triệu đồng, tính kèm phần "phụ thu ngày tết") cũng là in từ phần mềm máy tính tại quán. Tuy nhiên, ông Tâm cho rằng hóa đơn này "không dùng thanh toán, không được công nhận".Ông Tâm giải thích hóa đơn nêu trên được thực hiện theo yêu cầu của đoàn khách. Trước đó, nhân viên quán có tư vấn các món ăn trong hóa đơn chỉ đủ dùng cho 1 - 2 người, không đáp ứng được đoàn khách đông như vậy. Nhưng khách gọi món chế biến đủ cho 20 người ăn, số lượng tăng gấp 5 - 7 lần, "tiền cứ tính thoải mái".Đoàn kiểm tra sau đó đã trích xuất hóa đơn trên máy tính để kiểm tra, so sánh; yêu cầu ông Tâm cung cấp các giấy tờ liên quan đến việc kinh doanh dịch vụ ăn uống. Tại thời điểm kiểm tra, bước đầu ghi nhận ông Tâm chỉ xuất trình giấy chứng đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH Đại Phát Tâm Nha Trang (số 38 Nguyễn Thiện Thuật) do ông làm giám đốc.Ông Tâm thiếu rất nhiều giấy phép liên quan đến việc kinh doanh dịch vụ ăn uống; quán ăn tên A.B của ông còn có dấu hiệu sai biển hiệu, bảng quảng cáo, niêm yết giá không rõ ràng dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng.Trước đó, chiều 4.2, trong hội nhóm mạng xã hội Facebook hơn 375.000 thành viên, tài khoản Minh Hà đăng tải bài phản ánh việc quán ăn nêu trên có dấu hiệu "chặt chém" đối với nhóm khách người Trung Quốc khi tính giá cao bất thường đối với nhiều món ăn.Sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh nêu trên, UBND TP.Nha Trang đã chỉ đạo các cơ quan liên quan kiểm tra xác minh ngay trong sáng 5.2. Tới chiều cùng ngày (5.2), đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố đến quán ăn A.B thì không liên lạc được với ông Tâm. Lúc này quán ăn đóng cửa, khóa từ bên trong, ở phía ngoài toàn bộ biển hiệu đã được tháo dỡ và đặt ở khu vực bên cạnh lối vào. Đến tối 5.2, người dân có phản ánh rằng quán ăn này vẫn cho mở cửa kinh doanh dịch vụ như bình thường.
Đánh dấu năm thứ 9 liên tiếp (2016-2024) được xếp hạng "Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam" trong Bảng xếp hạng VNR500 (xem tại đây), Dai-ichi Life Việt Nam, một lần nữa, khẳng định chiến lược tăng trưởng bền vững, tiềm lực tài chính vững mạnh, sự tin tưởng của gần 5 triệu khách hàng và gia đình đối với uy tín thương hiệu bảo hiểm nhân thọ hàng đầu Nhật Bản, cam kết tuân thủ pháp luật và nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Đặc biệt, được vinh danh trong "Top 50 Doanh nghiệp xuất sắc Việt Nam năm 2024", Dai-ichi Life Việt Nam đã minh chứng vị thế và bản lĩnh của một doanh nghiệp BHNT hàng đầu với hoạt động kinh doanh hiệu quả, sự linh hoạt thích ứng, chuyển đổi năng động trong bối cảnh nhiều thách thức và biến động của năm 2024. Được xây dựng theo mô hình của Fortune500 (Hoa Kỳ), Bảng xếp hạng VNR500 đã bước sang năm thứ 18 trên chặng đường tìm kiếm, ghi nhận và tôn vinh thành tích xứng đáng của các doanh nghiệp có quy mô lớn, duy trì hoạt động kinh doanh hiệu quả và ổn định, dựa trên các tiêu chí: hiệu quả kinh doanh, quy mô tài sản, vốn, tổng số lao động, uy tín truyền thông, các chỉ số sinh lời ROA, ROE, đóng góp tích cực vào ngân sách Nhà nước. Thông tin chi tiết về danh sách "Top 50 Doanh nghiệp xuất sắc Việt Nam năm 2024" xem tại đây.Ông Đặng Hồng Hải - Tổng giám đốc Dai-ichi Life Việt Nam, chia sẻ: "Chúng tôi rất tự hào khi Dai-ichi Life Việt Nam được vinh danh trong hai Bảng xếp hạng danh giá "Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2024" và "Top 50 Doanh nghiệp xuất sắc Việt Nam năm 2024". Đây là sự tôn vinh lớn lao cho những nỗ lực vượt bậc của toàn thể Nhân viên và đội ngũ Kinh doanh của công ty trên hành trình 18 năm "Gắn bó dài lâu" cùng đất nước và người dân Việt Nam (18.1.2007 - 18.1.2025). Với triết lý kinh doanh "Tất cả vì con người", Dai-ichi Life Việt Nam cam kết không ngừng đổi mới, sáng tạo nhằm cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ưu việt cho khách hàng và gia đình, tiếp tục mang đến những giá trị tốt đẹp nhất cho người dân Việt Nam và đóng góp tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế".Dai-ichi Life Việt Nam đã khép lại hành trình đầy thử thách của năm 2024 và ghi dấu ấn trên thị trường với kết quả kinh doanh khả quan: tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 19.200 tỉ đồng, thị phần đạt 13,1%, doanh thu phí khai thác mới quy năm ước tính 3.550 tỉ đồng, dẫn đầu trong các doanh nghiệp BHNT nước ngoài tại Việt Nam. Lợi nhuận sau thuế ước tính trên 2.100 tỉ đồng, đóng góp vào ngân sách Nhà nước gần 1.000 tỉ đồng.Luôn cam kết bảo đảm quyền lợi ưu việt cho khách hàng, trong năm 2024, Dai-ichi Life Việt Nam đã chi trả quyền lợi bảo hiểm cho hơn 370.000 trường hợp, với tổng số tiền lên đến 4.800 tỉ đồng, nâng tổng số tiền chi trả hơn 24.300 tỉ đồng cho hơn 2 triệu trường hợp trong 17 năm. Nhằm đảm bảo thực hiện cam kết chi trả quyền lợi của khách hàng, công ty đã trích lập Quỹ dự phòng nghiệp vụ gần 50.000 tỉ đồng.Song hành cùng hoạt động kinh doanh hiệu quả, Dai-ichi Life Việt Nam luôn dành nhiều tâm huyết, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Thông qua Quỹ Vì cuộc sống tươi đẹp, Công ty đã tiên phong khởi xướng nhiều chương trình và sáng kiến hỗ trợ cộng đồng ý nghĩa với tổng số tiền đóng góp lên đến trên 76 tỉ đồng xuyên suốt bốn lĩnh vực: giáo dục, sức khỏe y tế, môi trường và từ thiện xã hội trong 18 năm hình thành và phát triển tại Việt Nam. Ngày 12.12.2024, Dai-ichi Life Việt Nam đã được vinh danh vị trí 55 tại Bảng xếp hạng 500 Doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam 2024 (VALUE500) và Top 2 trong Bảng xếp hạng VALUE10 2024 nhóm ngành Bảo hiểm nhân thọ do Công ty Cổ phần Nghiên cứu Kinh doanh Việt Nam (Viet Research) và Báo Đầu Tư công bố và trao giải.Ngày 24/10/2024, Dai-ichi Life Việt Nam đã được vinh danh "Top 500 Doanh nghiệp Lợi nhuận tốt nhất Việt Nam 2024 (Top 500 Vietnam Most Profitable Companies 2024)" và "Top 50 Doanh nghiệp Lợi nhuận xuất sắc Việt Nam 2024 (Top 50 Vietnam Best Profitable Companies 2024)" do Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam phối hợp cùng Báo VietNamNet tổ chức và trao giải.
Khởi công dự án tái định cư sau hơn 20 năm đền bù
Ngày 4.2, tại Hà Nội, Bộ Công thương tổ chức lễ ký kết bàn giao và tiếp nhận Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 giữa Công ty TNHH Năng lượng Mê Kông và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hoàng Long tham dự.Bắt đầu vận hành thương mại từ ngày 4.2.2005, sau hơn 20 năm khai thác, Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 đã kết thúc thời hạn vận hành theo quy định tại hợp đồng BOT để chuyển giao cho phía Việt Nam. Trong đó, EVN là đơn vị đại diện tiếp nhận để tiếp tục vận hành, khai thác.Theo Bộ Công thương, từ khi đi vào vận hành đến nay, Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 đã cung cấp hơn 90 tỉ kWh lên lưới điện quốc gia, góp phần đảm bảo nguồn điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và các tỉnh, thành phía nam nói chung.Sau khi được EVN tiếp nhận, dự kiến mỗi năm nhà máy này sản xuất, đóng góp khoảng 4,6 tỉ kWh điện năng cho hệ thống điện quốc gia, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và ổn định hệ thống điện, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.Trước đó, vào lúc 0 giờ 00 ngày 4.2, Công ty EPS (đơn vị trực thuộc Tổng công ty Phát điện 3 - CTCP) đã chính thức tiếp quản công tác vận hành bảo dưỡng sửa chữa Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 theo hợp đồng dịch vụ cho EVN.Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 là dự án BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) đầu tiên tại Việt Nam được cấp phép thông qua đấu thầu quốc tế và được tài trợ hoàn toàn bởi các nhà đầu tư nước ngoài.Dự án được thành lập từ một tổ hợp các tập đoàn thương mại và năng lượng, gồm: EDF (Pháp), Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản), JERA (Nhật Bản), được vận hành bởi Công ty TNHH Năng lượng Mê Kông.Nhà máy nằm trong Trung tâm Điện lực Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, có tổng công suất 715 MW với công nghệ tuabin khí chu trình hỗn hợp.Ở thời điểm đầu tư, dự án có tổng vốn 400 triệu USD, trong đó 25% vốn được tài trợ từ các cổ đông và 75% vốn được tài trợ bởi các ngân hàng và định chế tài chính như: Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Tổ chức Xúc tiến và tham gia hợp tác kinh tế (PROPARCO).Theo lãnh đạo EVN, với vị trí xây dựng mang tính chiến lược cho lưới điện quốc gia, Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 đóng vai trò quan trọng trong hệ thống điện quốc gia, góp phần đảm bảo cung cấp điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của các tỉnh phía nam xét trên cả khía cạnh công suất và điện năng.